Hướng dẫn cách làm bài nghị luận văn học lớp 12 đạt điểm tối đa

Thứ năm, 14/12/2023 - 16:30

Nghị luận văn học lớp 12 có những yêu cầu gì về nội dung kiến thức? Cần triển khai bài nghị luận văn học như thế nào để đạt được điểm số tối đa? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Hôm nay hãy cùng I Thủ Thuật tìm ra câu trả lời nhé!

mục lục Mục lục

mục lục

Một số điều cần biết về phần nghị luận văn học 12    

Để có cách làm bài nghị luận văn học lớp 12 hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài điều về dạng bài nay. Chúng ta cần nắm được khái niệm, một số yêu cầu chung và các dạng đề nghị luận văn học 12 hay gặp.

Nghị luận văn học lớp 12 là gì?
Nghị luận văn học lớp 12 là gì?

Khái niệm

Nghị luận văn học được sinh ra với mục đích bày tỏ những cảm nhận về các tác phẩm văn học dựa theo suy nghĩ bản thân. Đó là những lý lẽ nhằm bàn luận, phân tích và đánh giá về những điều có trong tác phẩm văn học giúp khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời đưa ra được các giá trị đủ sức thuyết phục người đọc dựa trên quan điểm và ý kiến cá nhân. Đây là phần đóng vai trò quan trọng trong bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn.

Một số yêu cầu chung của bài nghị luận văn học lớp 12

  • Tìm hiểu kỹ về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

  • Đi sâu vào tâm tình của tác giả.

  • Vấn đề cần bàn luận là các vấn đề liên quan tới văn học, về tác giả, tác phẩm hay các ý kiến nhận định về tác giả, tác phẩm và các nhân vật được xuất hiện trong tác phẩm.

  • Với thể loại thơ cần lưu ý về hình thức, cấu trúc bài thơ, nhịp điệu, cách gieo vần và các nghệ thuật ngôn từ… Đặc biệt cần lưu ý tới tính thẩm mỹ được thể hiện trong tác phẩm.

  • Đối với các tác phẩm văn xuôi cần quan tâm đến tình tiết, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, hình tượng điển hình. Cần phải khai thác tối đa nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng có trong tác phẩm, đi cùng với đó là những thông điệp từ tác giả. Các dẫn chứng được đưa ra cần chính xác và có chọn lọc.

Các dạng đề nghị luận văn học lớp 12 hay gặp

  • Nghị luận (phân tích/cảm nhận) về một đoạn văn, đoạn thơ

  • Nghị luận (phân tích/cảm nhận) về một đoạn trích trong tác phẩm

  • Nghị luận liên quan tới một tình huống truyện

  • Nghị luận (phân tích/cảm nhận) về một nhân vật trong tác phẩm

  • So sánh, đối chiếu hai chi tiết, đoạn thơ, hai nhân vật, tư tưởng

  • Bình luận về một ý kiến bàn văn học

  • Nghị luận về hai ý kiến liên quan tới văn học

  • Đề tích hợp thêm văn nghị luận xã hội

Các kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận văn học lớp 12

Vậy để làm tốt bài nghị luận văn học 12 cần có những kỹ năng gì. Lưu ý rằng mỗi dạng bài sẽ có những cách tiếp cận và hướng triển khai riêng. Vì vậy, bạn cần nắm chắc các kỹ năng dưới đây để có thể chinh phục điểm số tối đa.

Kỹ năng làm bài nghị luận văn học 12
Kỹ năng làm bài nghị luận văn học 12

Kỹ năng làm dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Yêu cầu về kĩ năng

  • Phân tích kỹ đề, lập dàn ý cho bài

  • Nêu được những luận điểm, nhận xét và đánh giá về nội dung và nghệ thuật có trong tác phẩm.

  • Vận dụng kiến thức cùng với cảm xúc, trải nghiệm bản thân để có thể viết tốt bài nghị luận về hình tượng thơ, bài thơ, đoạn thơ…

  • Vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận như bình luận, chứng minh, so sánh, phân tích, bác bỏ trong bài nghị luận văn học lớp 12

Yêu cầu về nội dung kiến thức

  • Nắm chắc yêu cầu, mục đích, đối tượng của bài nghị luận, qua đó có thể so sánh các đoạn thơ, tác phẩm thơ với nhau.

  • Nắm các bước triển khai ý xuất hiện trong bài.

Kỹ năng làm dạng đề nghị luận về đoạn trích văn xuôi

Đối tượng của dạng bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi vô cùng đa dạng: Có thể nghị luận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, cũng có thể chỉ là một khía cạnh, phương diện nhất định của nội dung, nghệ thuật có trong đoạn trích. 

Cách làm dạng đề nghị luận về đoạn trích văn xuôi
Cách làm dạng đề nghị luận về đoạn trích văn xuôi

Theo đó, bạn cần có các kỹ năng dưới đây để có thể làm tốt bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi:

  • Phân biệt rõ ràng nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Tránh trường hợp được đề cập tới tất cả nội dung có trong tác phẩm nhưng nội dung đoạn trích nói rất sơ sài.

  • Khi phân tích đoạn trích cần vận dụng kiến thức toàn tác phẩm bao gồm nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật, các biện pháp tu từ. Cần đặt đoạn văn vào một chỉnh thể hoàn thiện của tác phẩm thì mới có thể nghị luận đúng, đủ và sâu sắc bài nghị luận văn học lớp 12

Lưu ý các bước khi nghị luận về một ý kiến văn học lớp 12

Bước định hướng

Việc xác định đúng hướng là bước quan trọng không thể thiếu khi viết một bài nghị luận văn học. Trước khi bắt đầu, việc tìm hiểu kỹ về đề bài là quan trọng để tránh những nhầm lẫn về thể loại và không lạc đề. Việc đọc đề bài một cách cẩn thận và xác định các yếu tố như nội dung, thể loại, giới hạn, cũng như các yêu cầu phụ, đều giúp xây dựng một định hướng làm bài chính xác.

Bước lập bố cục

Để chính xác và hiệu quả trong việc tái hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm, quá trình tìm ý đòi hỏi sự truy cập đầy đủ kiến thức về nội dung và các yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm đó. Quá trình này giúp thu thập thông tin cần thiết để tái hiện một cách chính xác tinh thần và ý nghĩa của tác phẩm.

Lập bố cục cho bài nghị luận văn học
Lập bố cục cho bài nghị luận văn học

Khi xây dựng bố cục của bài văn, quá trình lập dàn ý đòi hỏi sự sắp xếp logic của các ý, từ ý lớn đến ý nhỏ, để tạo ra một trình tự hợp lý. Điều này giúp trình bày thông tin một cách có tổ chức, giúp độc giả theo dõi và hiểu rõ hơn về nội dung và các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm. Qua đó giúp bài nghị luận văn học lớp 12 mạch lạc và logic nhất.

Sau khi thu thập các ý, việc phác họa một dàn ý sơ lược và sau đó triển khai chúng thành dàn ý chi tiết là bước quan trọng để xây dựng một bài văn có cấu trúc mạch lạc và thuyết phục. Điều này giúp bài văn trở nên logic, dễ đọc và thể hiện được đầy đủ giá trị của tác phẩm.

Bước viết bài

Trên cơ sở bố cục đã lập, hãy bắt đầu tiến hành viết bài. Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Chú ý đặc điểm chung, đặc điểm liên quan tới cách thức diễn đạt

  • Bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát, phân tích và tổng hợp)

  • Chú ý về thể loại tác phẩm nhằm đưa ra trình tự hợp lý

  • Liên kết các câu, các đoạn một cách mạch lạc.

Bước kiểm tra

Khi hoàn tất việc viết bài, bạn cần dành ra 5 phút để đọc lại toàn bộ bài viết, nhằm phát hiện và sửa chữa những lỗi chính tả và dấu câu có thể xuất hiện. Điều này đảm bảo rằng bài viết không chỉ có nội dung logic và mạch lạc mà còn đạt chuẩn về ngôn ngữ và quy tắc văn phong, tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh và chất lượng.

Kiểm tra lại bài nghị luận sau khi hoàn tất
Kiểm tra lại bài nghị luận sau khi hoàn tất

Lưu ý khi ôn thi nghị luận văn học lớp 12    

Biết được các yêu cầu về nội dung kiến thức, các kỹ năng làm bài thôi là chưa đủ. Bạn cần đặc biệt quan tâm một số lưu ý dưới đây để có thể đạt được điểm số tối đa bài nghị luận văn học.

Chiến lược mở bài rất quan trọng

Văn không nhất thiết phải dài, chỉ cần đọc mở đầu là có thể đánh giá được chất lượng của nó. Để tạo nên một bài nghị luận văn học hay, trước tiên bạn cần tập trung đầu tư vào phần mở bài để thu hút giám khảo. Để tránh lãng phí thời gian suy nghĩ, bạn nên chuẩn bị trước một dạng mở bài hấp dẫn mà có thể áp dụng cho hầu hết các tác phẩm nghị luận văn học lớp 12.

Căn chỉnh hợp lý thời gian làm bài

Tối ưu tốc độ làm bài sẽ giúp bạn có được kết quả cao nhất. Để có thể hoàn thành bài thi trong thời gian 120 phút, học sinh cần phân bổ thời gian làm các phần sao cho hợp lý, thường là khoảng 75 phút đối với bài nghị luận văn học.

Cách viết văn nghị luận văn học lớp 12 - Không học tủ

Những thông tin xuất hiện trong các hội nhóm, các trang mạng xã hội đều là những thông tin không được xác thực và không lấy gì làm đảm bảo. Vì vậy, bạn cần học tập tất cả nội dung các tác phẩm văn xuôi cũng như các thi phẩm. 

Tránh học tủ nghị luận văn học 12
Tránh học tủ nghị luận văn học 12

Không nên học tủ, học theo sự suy đoán từ mọi người, từ cộng đồng mạng. Bạn cần ôn tập các ý chính trong những tác phẩm trọng tâm và nhớ kỹ các luận điểm có trong bài. Đây sẽ là bước đệm giúp bạn có thể viết bài nghị luận văn học đạt điểm số cao.

Có được tâm thế thoải mái trước ngày thi

Điều cuối cùng, bạn cần tạo cho mình tâm thế thoải mái trước ngày thi. Không nên cố nhồi nhét kiến thức vào trước ngày thi vì việc này chẳng những không giúp bạn ghi nhớ thêm điều gì mà còn khiến bạn cảm thấy áp lực hơn. Hãy nghe các bài nhạc, xem những bộ phim yêu thích hay đi gặp gỡ bạn bè để có cho mình tâm lý thoải mái và sẵn sàng cho kỳ thi. 

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn đã biết được cách làm bài nghị luận văn học lớp 12 để có thể đạt được điểm tối đa. Nghị luận văn học là một phần khó luôn xuất hiện trong các bài thi trên lớp cũng như bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Hy vọng rằng với những chia sẻ cực kì chi tiết trong bài viết này, bạn sẽ có được phương pháp làm bài đạt hiệu quả cao. I Thủ Thuật chúc bạn thành công!

TOP 5+ cách học tiếng Anh nhanh thuộc, hiệu quả nhất
TOP 5+ cách học tiếng Anh nhanh thuộc, hiệu quả nhất

Học tập 21-11-2023

Việc tìm kiếm cách học tiếng Anh nhanh thuộc luôn là vấn đề được nhiều bạn học sinh quan tâm. Do lượng kiến thức của môn học này khá nhiều cho nên việc ghi nhớ một cách chính xác là điều hoàn toàn không hề dễ dàng. Hiểu được điều này nên bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách học thuộc tiếng Anh nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Dàn ý so sánh Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt chi tiết, rõ ràng nhất
Dàn ý so sánh Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt chi tiết, rõ ràng nhất

Học tập 12-12-2023

So sánh Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt như thế nào? Cần khai thác những khía cạnh nào để có thể so sánh được hai tác phẩm một cách rõ ràng nhất? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn học sinh đang học tập và ôn luyện hai tác phẩm này. Vậy, hãy cùng I Thủ Thuật tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Thị trong Vợ nhặt chi tiết nhất
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Thị trong Vợ nhặt chi tiết nhất

Học tập 11-12-2023

Cảm nhận về nhân vật Thị trong Vợ nhặt cần có dàn ý như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh. Đề tài cảm nhận về nhân vật này rất hay gặp trong các bài kiểm tra trên lớp. Vậy, làm thế nào để lên dàn ý cảm nhận nhân vật Thị trong Vợ nhặt chi tiết và đủ ý nhất? Cùng I Thủ Thuật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!