Thứ sáu, 08/12/2023 - 17:00
Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt trên đường về nhà Tràng, khi về đến nhà Tràng và trong buổi sáng hôm sau được thể hiện như thế nào? Rất nhiều bạn học sinh đang ôn luyện tác phẩm Vợ nhặt cũng có cùng câu hỏi này. Vậy, cùng I Thủ Thuật tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
Lai lịch của nhân vật Thị ra sao? Chân dung của nhân vật này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về nhân vật để có thể hiểu rõ tường tận diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt.
Học tập môn học này, chúng ta đều biết sự kiện nạn đói kinh hoàng năm 1945 khiến bao con người bị dứt khỏi gia đình, quê hương và Thị cũng không phải ngoại lệ. Thị không có quê hương, không có gia đình, đến tên tuổi cũng không có. Qua cái tên gọi “vợ nhặt” ta thấy được sự bi đát của nhân vật trong cảnh đói nghèo.
Chúng ta cùng đi vào chân dung của Thị trước khi tìm hiểu chi tiết diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt. Đọc những thông tin bên dưới, bạn sẽ có thể hình dung ra chân dung chính xác của nhân vật này.
- Về ngoại hình: Bộ quần áo Thị mặc tả tơi như cái tổ đỉa, thân hình thì gầy sọp, khuôn mặt như lưỡi cày, một màu xám xịt chỉ còn nhìn rõ hai con mắt.
- Lần đầu tiên: Ngay sau khi nghe câu hò vui của Tràng, Thị đã vui vẻ ra tay giúp đỡ. Đó chính là sự vô tư, hồn nhiên của một con người lao động nghèo.
- Lần thứ hai:
Thị đã mắng Tràng sưng sỉa và từ chối ăn trầu để có thể được ăn thứ khác có giá trị hơn. Khi được mời ăn, Thị ngồi sà xuống tức thì, đôi mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.
Khi Tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ cùng về”, Thị theo về thật bởi trong cái đói cùng cực, đó là cơ hội để Thị có thể bấu víu sự sống.
Cái đói cái khổ không chỉ làm cho ngoại hình biến dạng mà cả nhân cách con người cũng không phải ngoại lệ. Tuy vậy, người đọc vẫn dành sự cảm thông sâu sắc với nhân vật vì đó không phải bản chất thực sự của Thị mà do cái đói cái nghèo xô đẩy.
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị được khắc họa rất rõ nét khi trên đường về nhà Tràng, khi về đến nhà Tràng và buổi sáng ngày hôm sau. Cùng tìm hiểu chi tiết diễn biến tâm trạng nhân vật theo từng giai đoạn này nhé!
Trên đường đi theo Tràng về nhà, Thị vừa tủi nhục, xấu hổ, vừa lo lắng, bồn chồn. Tủi nhục, xấu hổ là bởi dẫu cho có lâm vào bước đường cùng đi chăng nữa thì chị ta cũng không thể nào tránh khỏi định kiến “đàn bà theo giai” ở trong xã hội khi đó. Còn lo lắng, bồn chồn vì chị không biết rằng liệu anh Tràng mà chị theo về này có thể giúp chị thoát khỏi cảnh đói hay không và thành viên trong gia đình anh ta có chấp nhận Thị hay không? Chuyện này đến với Thị quá đột ngột và bất ngờ khiến lòng chị không thể nào yên nổi. Đi cùng với dáng điệu phớ lớ khác với thường ngày của Tràng, vẻ ngượng ngùng, e thẹn của Thị lại càng nổi bật hơn.
Kim Lân thật sự thấu hiểu tâm trạng và lột tả được những điều đang xảy ra trong lòng Thị. Nhận lời theo Tràng về làm vợ, chị ta có vẻ e thẹn, khép nép như một cô dâu mới về nhà chồng. Có lẽ với Thị, đoạn đường từ chợ về tới nhà Tràng là con đường dài nhất chị từng phải đi trong cuộc đời, bởi lẽ chị không biết điều gì đang chờ đợi chị phía trước. Liệu rằng chị có nhận được sự đồng thuận và đón nhận?
Liệu quyết định vội vàng này có giúp cho Thị được hạnh phúc hay lại cay đắng và khốn nạn hơn tình cảnh hiện tại của chị? Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong vợ nhặt còn được bộc lộ thông qua những câu hỏi phấp phỏng, lo âu của chị: “Sắp đến chưa? Vẫn chưa đến à?” Sau đó lại: “Nhà có ai không?” Chỉ qua những câu hỏi đó thôi, ta thấy lòng chị đang bồn chồn, ngổn ngang muôn phần.
Dẫu có, có cố đấm ăn xôi đi chăng nữa, Thị vẫn có ý thức về giá trị của bản thân mình. Trên đường về nhà Tràng, Thị tỏ vẻ khó chịu khi Tràng lấy làm thích thú trước khung cảnh lũ trẻ con chọc ghẹo. Đôi lông mày của Thị nhíu lại, tay đưa lên xóc lại tà áo. Thị vốn đã ngượng nghịu thì giờ thì lại càng ngượng nghịu hơn. Trẻ con chọc ghẹo, nghịch ngợm thì không nói làm gì, đằng này đến cả người lớn cũng tò mò, mọi con mắt đang hướng về phía Thị khiến Thị ngại ngùng, chân này díu cả vào chân kia.
Còn anh cu Tràng thì đến là vô tư, cứ thấy vợ như vậy là tỏ rõ sự thích thú. Thị cứ lầm lũi đi đến nỗi nhầm cả đường đi. Thị chỉ mong sớm đến được nhà Tràng để tránh được sự dòm ngó của tất cả mọi người. Chút ngượng nghịu đó xen lẫn cả sự bẽ bàng, tủi hổ của thân phận người vợ nhặt. Mọi thứ trước mắt vẫn là những ẩn số mà thị đang rất nóng lòng muốn biết lời giải đáp.
Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt khi về tới nhà của Tràng được khắc họa vô cùng rõ nét. Khi về tới nhà Tràng, thấy khung cảnh ngôi nhà vắng teo trơ trọi trên một mảnh vườn lổm ngổm cỏ dại, trong nhà thì niêu bát, xống áo vứt bừa bộn khắp trên giường, dưới đất, chị không khỏi thất vọng chán ngán. Thị đảo mắt xung quanh, nén một tiếng thở dài thất vọng.
Hóa ra cái gia cảnh của anh Tràng vừa mới ban trưa còn vỗ vào túi và khoe rích bố cu là như thế này đây! Giờ đây thì chị còn biết làm gì nữa? Dẫu sao việc cũng đã rồi. Vì quá buồn tủi, thất vọng nên mặc Tràng đon đả, lăng xăng, Thị chỉ cười nhếch mép một cách nhạt nhẽo. Khi được Tràng mời ngồi, chị ta chỉ mớm ngồi xuống phía mép giường, hai tay thì cứ ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần như mất sổ gạo.
Nghệ thuật miêu tả tỉ mẩn, kỹ càng của nhà Văn Kim Lân ở những chi tiết tưởng chừng như rất bình thường này. Cái thế ngồi dè dặt, tạm bợ ấy của Thị là cái thế của ngổn ngang tâm trạng, trăm ngàn mối lo. Liệu rằng chỗ ngồi này có phải là của Thị không? Liệu cái mái nhà cũ kĩ, siêu vẹo này có phải là nơi mà chị sẽ dung thân? Đặc biệt hình ảnh hai tay chị ta cứ ôm khư khư cái thúng mặt bần thần.
Phải chăng là do căn nhà tạm bợ của mẹ con Tràng quá chật chội, chẳng biết để cái thúng đó vào đâu? Hay do cái thúng giờ đây là tài sản duy nhất nên Thị chẳng nỡ rời? Hay chị ta định sẽ bỏ đi ngay tức khắc? Làm dâu, làm vợ mà lại như thế này ư? Chị không thể nào nói được lên lời bởi nếu cất tiếng thì chị sẽ khóc mất. Đúng lúc lòng chị ngổn ngang và băn khoăn nhất thì Kim Lân đã xua đuổi đi những ý nghĩ đó trong đầu Thị với sự xuất hiện của bà cụ Tứ. Bà cụ tứ như bàn tay vô hình giúp giữ Thị lại ngôi nhà này khi Thị hoang mang nhất trước sự chọn lựa định mệnh của đời mình.
Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt lúc này vô cùng rối bời. Chị ta vừa ngượng ngập, vừa tủi phận khi lâm vào cảnh phải theo không Tràng. Nhưng khi bà cụ Tứ về là lúc Thị biết mình không thể ra đi được nữa rồi. Khi nghe Tràng chào u, bằng phản xạ tự nhiên thì Thị cũng cất tiếng chào cụ Tứ bằng “u”. Gặp được bà cụ Tứ, chị e thẹn, khép nép, e thẹn, không di chuyển, động đậy một chút nào. Chính bởi sự cảm thông cho hoàn cảnh của Thị đã khiến bà nhanh chóng chấp nhận chị ta làm con dâu mặc cho chỉ vài phút trước đó họ hoàn toàn xa lạ. Trước lúc gặp Tràng, hoàn cảnh nghiệt ngã xô đẩy chị thành kẻ trâng tráo, trơ trẽn nhưng bản chất của Thị không phải như vậy.
Cuối tác phẩm, khát vọng mãnh liệt được sống và được hạnh phúc của nhân vật vợ nhặt được bộc lộ ra một cách tự nhiên, hồn hậu. Tuy chưa thể tìm thấy sự no đủ nhưng dẫu sao nỗi buồn lo trong Thị cũng được vơi bớt phần nào khi biết nhà của Tràng chỉ có bà cụ Tứ. Chị hiểu rằng như vậy sẽ ít có khả năng bị xua đuổi, hắt hủi.
Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt buổi sáng hôm sau vô cùng khác lạ. Thị bỗng nhiên trở thành một con người khác hẳn trong sáng hôm sau trước sự cảm thông, chấp nhận của bà cụ Tứ. Nếu ngày hôm qua, cái đói đã khiến chị mất đi những thứ là nữ tính thì hôm nay, chỉ cần một bữa no, một đêm âm dưới ngôi nhà bình yên với tràn đầy sự cảm thông, hạnh phúc thì vẻ đẹp ấy đã quay trở lại.
Lúc này Thị bắt đầu vun vén tổ ấm của riêng mình. Căn nhà tăm tối, tồi tàn trở nên gọn gàng, sáng sủa hẳn lên nhờ có bàn tay săn sóc của Thị. Cho đến thời điểm này, Thị mới có cảm giác thực sự về chuyện làm vợ của mình. Người đàn bà vô danh nhưng không hề vô nghĩa bởi Thị đã đem lại sinh khí, niềm vui cho mẹ con Tràng và ngôi nhà bé nhỏ, lạnh lẽo.
Nét đẹp ẩn trong nhân vật người vợ nhặt còn được thể hiện qua một chi tiết rất nhỏ trong bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên ở nhà Tràng, khi bà cụ Tứ đưa cho chị bát chè cám, chị thoảng tối sầm hai con mắt nhưng sau đó lại và vào miệng một cách điềm nhiên. Đây là chi tiết rất đặt bởi nó thể hiện sự nhận thức khéo léo và tinh tế của Thị. Chị hiểu rõ cơ sự, hoàn cảnh của mẹ con Tràng nhưng không vì thế mà chị muốn làm mất đi niềm vui của họ.
Bà cụ Tứ đang vui mừng vì cuối cùng thằng con trai vừa xấu vừa nghèo, vừa đứng tuổi của mình cũng đã có được vợ, dẫu cho đó chỉ là một cô vợ nhặt. Những vẻ đẹp khuất lấp, tiềm ẩn trong Thị được Kim Lân khắc họa vô cùng tinh tế với thái độ đầy ngợi ca, trân trọng.
Trên đây I Thủ Thuật đã chia sẻ tới bạn chi tiết diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt. Thông qua diễn biến tâm trạng của nhân vật thị, Kim Lân đã thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân vật này. Những hình ảnh về Tràng, thị, và bà cụ Tứ không chỉ làm cho độc giả cảm nhận được sự đẹp đẽ của nội tâm mà còn khiến cho ta thực sự yêu mến và kính trọng.
Học tập 21-11-2023
Việc tìm kiếm cách học tiếng Anh nhanh thuộc luôn là vấn đề được nhiều bạn học sinh quan tâm. Do lượng kiến thức của môn học này khá nhiều cho nên việc ghi nhớ một cách chính xác là điều hoàn toàn không hề dễ dàng. Hiểu được điều này nên bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách học thuộc tiếng Anh nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Học tập 14-12-2023
Nghị luận văn học lớp 12 có những yêu cầu gì về nội dung kiến thức? Cần triển khai bài nghị luận văn học như thế nào để đạt được điểm số tối đa? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Hôm nay hãy cùng I Thủ Thuật tìm ra câu trả lời nhé!
Học tập 12-12-2023
Liên Kết Hữu Ích